-
-
-
Tổng tiền thanh toán: 0₫
-
Cột lọc composite
Cột lọc composite 1054
Liên hệ
Cột lọc composite FRP 948
Liên hệ
Ngành công nghiệp lọc nước hiện nay đang phát triển mạnh mẽ do nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm do những rác thải sinh hoạt và sản xuất của con người. Các thiết bị xử lý nước được sự quan tâm của nhiều người. Bài viết này sẽ nói về cột lọc composite - một thiết bị đang được sử dụng cũng như ứng dụng rộng rãi trong sinh hoạt và công nghệ xử lý nước.
1. Cột lọc composite là gì?
Cột lọc composite là bộ phận thiết yếu trong hệ thống lọc nước, đây là nơi chứa nước và các vật liệu để lọc nước như than hoạt tính lọc nước, cát… Nếu cột lọc kém chất lượng rất dễ xảy ra hiện tượng thủng bình, sau một thời gian sử dụng từ đó ảnh hưởng đến công suất toàn bộ hệ thống.
Một xu hướng hiện nay là sử dụng composite vào việc làm bồn chứa nước thải, bồn chứa axit, cột lọc nước.…. Nhờ có giá thành rẻ và tính năng sử dụng nổi trội nên cột lọc nước composite rất được ưa chuộng trong công nghệ lọc nước.
Cột lọc composite có tính năng nổi trội nên rất được ưa chuộng
2. Cấu tạo chung của cột lọc composite
Cột lọc nước composite có cấu tạo bao gồm thành phần cốt và thành phần vật liệu nền:
- Vật liệu nền: chất liệu kim loại, chất liệu polime dẻo, chất liệu cacbon, chất liệu polime rắn,
- Vật liệu cốt: Sợi carbon, sợi thủy tinh, sợi hữu cơ, sợi bazan, cốt vải, sợi kim loại, sợi ngắn các hạt phân tán cốt.
Với cấu tạo đặc biệt, trụ lọc nước composite xứng đáng trở thành một trợ thủ đắc lực trong hệ thống xử lí nước. Hiện nay trên thị trường cung cấp rất nhiều loại, phổ biến nhất là: Composite 844, 1465, 1054, 3072. Mỗi loại đều có đặc điểm và chức năng khác nhau, do đó các bạn có thể lựa chọn mua cột lọc nước composite phù hợp với gia đình nhất.
Cấu tạo phổ biến hiện nay của trụ lọc composite
3. Ưu nhược điểm của cột lọc nước composite:
Cột lọc nước composite cũng giống như các loại lõi lọc khác, nó đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Dưới đây là những ưu điểm tiêu biểu:
- Chống ăn mòn, không rỉ sét nên ít tốn chi phí bảo dưỡng.
- Mặt ngoài nhẵn bóng nên rất dễ dàng cho việc vệ sinh và không bám bụi.
- Cấu tạo bộ lọc composite có khả năng chịu nhiệt tốt (chịu được khoảng nhiệt độ từ -400 đến +1200 độ C)
- Cách nhiệt, cách điện nhờ lớp vỏ là chất liệu nhựa không dẫn điện và truyền nhiệt kém nên an toàn trong quá trình sử dụng.
- Có độ bền cao do được sản xuất theo công nghệ cuốn vòng xoay quanh hình trụ, đan xen các lớp.
- Trọng lượng khá nhẹ (bằng ¼ cột kim loại)
- Phù hợp với nhiều địa hình cũng như sử dụng hiệu quả cho những nơi có nguồn nước bị nhiễm phèn, nước lợ, nước mặn, nước kiềm… nhờ phủ một lớp Polyester chống thẩm thấu và ăn mòn.
Mặc dù có rất nhiều ưu điểm nhưng cột lọc nước composite cũng tồn tại một số nhược điểm như sau:
- Kích thước có cột khá lớn nên phải lắp đặt ở các vị trí rộng rãi.
- Nếu như hư hỏng và cần thay thế thường có chi phí đắt hơn so với những loại vật liệu khác.
Lọc composite có mặt ngoài nhẵn bóng nên rất dễ dàng vệ sinh
4. Một số ứng dụng của cột lọc composite trong thực tế:
Cột lọc composite được ứng dụng rộng rãi trong ngành lọc nước như hệ thống lọc nước sinh hoạt, hệ thống lọc nước mặn, cột lọc thô, bồn chứa hóa chất.
4.1. Cho hệ thống lọc tổng sinh hoạt gia đình
Ứng dụng đầu tiên phải kể đến của cột composite là hệ thống lọc nước sinh hoạt gia đình và hệ thống lọc nước công nghiệp RO cho các doanh nghiệp, xí nghiệp có quy mô vừa và lớn. Cột composite sử dụng hệ thống van 3 ngã/ 5 ngã trong vệ sinh định kỳ. Đồng thời có thể sử dụng trụ lọc như là một bộ lọc thô đầu nguồn cho nước máy vì có khả năng chịu áp cao.
Cột lọc nước composite cho hệ thống lọc sinh hoạt gia đình
4.2. Cho hệ thống lọc nước mặn, nước lợ
Cột composite chống sự ăn mòn của muối và áp lực của nước nên được sử dụng nhiều cho hệ thống lọc nước mặn, lợ. Cột lọc nước composite kết hợp với các thiết bị lọc nước khác như: màng lọc RO, đèn UV, bộ lọc tinh... tạo thành một hệ thống lọc nước mặn, lợ thành nước ngọt hoàn hảo, đáp ứng cho nhu cầu nước ngọt hiện nay.
4.3. Cho bồn chứa hóa chất chống ăn mòn
Loại bồn chống ăn mòn hiện nay hầu như đều được làm từ vật liệu composite. Đây là sự lựa chọn lý tưởng để bồn có thể chứa các loại hoá chất như axit, kiềm, muối,... Bên cạnh đó, bồn có khả năng cách nhiệt, chống ăn mòn, chống va đập, chịu được thời tiết khắc nghiệt nên rất bền và có tuổi thọ cao. Ngoài ra, trọng lượng khá nhẹ nên rất dễ dàng vận chuyển, lắp đặt và bảo dưỡng.
5. Quy trình lắp đặt và vệ sinh cột lọc nước composite:
Các bạn cùng tham khảo cách lắp đặt và vệ sinh cột lọc nước composite dưới đây nhé.
5.1. Quy trình lắp đặt 3 bước đơn giản
Cột lọc composite được lắp đặt theo 3 bước đơn giản dưới đây:
Bước 1: Lắp lưới và đường ống dẫn nước vào trong cột lọc thô composite
Lưới lọc có tác dụng ngăn chặn vật liệu không lọt qua đường ống dẫn nước. Tiến hành kết nối lưới lọc với đường ống nước. Đảm bảo chiều cao thích hợp của đường ống với miệng cột lọc.
Bước 2: Tiến hành đổ vật liệu lọc nước vào bên trong cột lọc
Phụ thuộc vào thành phần, nồng độ chất ô nhiễm để chọn các loại vật liệu lọc thích hợp. Thể tích vật liệu chiếm 75% thể tích cột lọc.
Lưu ý: Quá trình đổ vật liệu bạn nên bịt miệng đường ống dẫn nước lại để tránh gây tắc nghẽn đường ống dẫn nước.
Bước 3: Tiến hành lắp van vận hành vào cột lọc
Bạn có thể lựa chọn van tay hoặc tự động. Sau đó tiến hành xoáy lưới vào van theo khớp với van cột lọc. Tiếp theo tiến hành vặn răng đã được quấn cao su non vào van.
5.2. Quy trình vệ sinh 4 bước sạch đúng chuẩn
Đối với cột lọc sử dụng van tự động, quá trình sục rửa trụ lọc sẽ diễn ra tự động theo chế độ đã được cài đặt sẵn. Đối với cột lọc composite sử dụng van tay, bạn hãy tiến hành sục rửa theo các bước hướng dẫn dưới đây:
Bước 1: Để cần gạt về chế độ BACK WASH, cùng lúc này bạn sử dụng các thanh gỗ gõ nhẹ xung quanh cho vật liệu tơi ra. Sau đó bạn chờ từ 10-15 phút cho nguồn nước trong trở lại.
Bước 2: Chuyển cần gạt sang chế độ FAST RINE chờ trong 4 phút.
Bước 3: Lặp lại bước 1 và 2 một vài lần cho đến khi nước sạch hoàn toàn.
Bước 4: Quay cần gạt về chế độ FILTER và sử dụng lại bình thường. Thực hiện tương tự với các cột lọc khác đối với hệ thống lọc nước nhiều cột lọc.
6. Những câu hỏi thường gặp
Trước mỗi một quyết cho một sản phẩm nào đó nhiều khách hàng luôn đặt ra nhiều câu hỏi để nắm vững hơn các thông tin cần thiết. Dưới đây là giải đáp một số câu hỏi được nhiều khách hàng đưa ra nhất về cột lọc nước composite, bạn có thể tham khảo.
6.1. Cột lọc composite có nhiều loại không?
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại cột lọc khác nhau, nó sẽ phụ thuộc vào mức nhu cầu sử dụng nước nhiều hay ít để có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp. Các bạn có thể tham khảo một số loại cột lọc nước composite như: cột 844, cột 948, cột 1054, 2472, 3072, 4872 và to nhất là 6386.
6.2. Cột lọc nước composite bao lâu thì cần thay thế định kỳ
Các chất liệu lọc bên trong cột sẽ phụ thuộc vào nguồn nước và lượng nước sử dụng, đối với nước máy thông thường thì khoảng 1 đến 1,5 năm thay hạt lọc một lần, còn đối với nước giếng thì thời gian sử dụng ngắn hơn khoảng 9 tháng.
7. Lời kết
Qua những thông tin trong bài viết, chắc chắn bạn đã hiểu rõ hơn về cột lọc composite trong hệ thống lọc nước. Chúng tôi tin rằng sản phẩm này chính là sự lựa chọn hoàn hảo để gia đình bạn có được nguồn nước an toàn, chất lượng. Nếu bạn cần giải đáp những băn khoăn hãy liên hệ đến Thiết Bị Lọc Miền Nam qua số hotline 0938.141.584 để được hỗ trợ kịp thời nhất.