Màng lọc RO là gì? Cấu tạo màng lọc RO

Đa số người dân ngày nay đều có ý thức trong việc sử dụng hệ thống lọc nước công nghiệp để xử lý nguồn nước bị ô nhiễm, đưa nguồn nước sạch đảm bảo an toàn tới người dùng. Tuy nhiên, tất cả các loại máy móc đều có hạn sử dụng, nhất là loại lõi lọc nước công nghiệp hay còn gọi là màng lọc RO. Sau một thời gian sử dụng, màng RO sẽ giảm chức năng lọc nếu như không được thay thế. Và điều này gây ảnh hưởng đến chất lượng nước sau lọc. Vậy nên qua bài viết của chúng tôi ngày hôm nay, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về nguyên lý hoạt động của màng RO.

1. Màng lọc RO là gì?

Công nghệ lọc nước RO thực hiện các chức năng xử lý nguồn nước sinh hoạt thông thường trở thành nguồn nước đảm bảo tinh khiết, giúp bảo vệ sức khỏe con người. Và một thành phần không thể thiếu để giúp thực hiện tính năng này là màng lọc RO, còn được gọi là lõi lọc số 4 trong máy lọc nước gia đình. Vậy màng lọc này là gì?

Tại Mỹ, ban đầu màng lọc RO được nghiên cứu và ứng dụng vào các lĩnh vực tàu ngầm, quân sự... để lọc ra dòng nước tinh khiết. Ngày nay, khi công nghệ màng RO được phát triển mạnh và đưa vào việc hoạt động trong công nghiệp cùng sinh hoạt hàng ngày, nó đã được nghiên cứu và nâng cấp với các mắt lưới có kích thước siêu nhỏ. Nhờ đó có thể lọc được nguồn nước tinh khiết nhất thông qua máy lọc nước RO. Chính sự ra đời của công nghệ màng lọc nước RO đã tạo nên hệ thống lọc nước RO lớn được ứng dụng trong lĩnh vực Y tế và sinh hoạt dân cư.

Màng lọc RO

Màng lọc RO

2. Cấu tạo lõi lọc RO:

Cấu tạo lõi lọc ro có thể chia thành 3 phần như sau:

  • Bề mặt bên ngoài của màng RO: Toàn bộ bề mặt bên ngoài của màng lọc này là nhiều lớp giấy nhựa được nén thành một. Phần này giúp siết chặt những thứ có bên trong.
  • Phân ở giữa của màng lọc nước RO: Phần này được cấu tạo bởi lớp Thin Film Composite. Chúng được tạo thành bởi nhiều lớp lọc cuộn chồng lên nhau và cuốn quanh ống trung tâm theo hình xoắn ốc. Mỗi lớp lọc này bao gồm: Lớp đệm, lớp thẩm thấu, màng lọc.
  • Phần ống dẫn nước trung tâm hay còn gọi là phần trục định tâm: Ở giữa lõi lọc RO có phần trục. Trên trục này có một dãy lỗ nhỏ để cho nước sau khi thẩm thấu đi qua các lớp màng lọc, sau đó đi vào trong ống và cho ra nguồn nước tinh khiết.

Với cấu tạo màng lọc RO nước như trên, màng lọc nước RO có một cơ chế lọc riêng biệt, cho ra nguồn nước sạch được tối đa về chất lượng.

Cấu tạo của màng lọc RO gồm 3 phần

Cấu tạo của màng lọc RO gồm 3 phần

3. Chức năng của màng lọc nước RO

  • Ngoại trừ các phân tử nước, tất cả các thành phần khác trong nước đều bị màng RO chặn lại và đẩy ra ngoài theo đường nước thải. Nước sau khi đi qua màng lọc nước RO hoàn toàn tinh khiết với các đặc điểm: Không có màu, không có mùi, không có vị và hoàn toàn không có vi khuẩn.
  • Nguồn nước này rất an toàn cho sức khỏe người dùng, có thể uống trực tiếp hoặc sử dụng rửa thực phẩm, nấu nướng và pha sữa cho trẻ nhỏ.
  • Lõi lọc số 4 trong máy lọc nước RO giúp loại bỏ các tạp chất, vi khuẩn, asen, ion kim loại năng, dầu, clo, chất độc hại... trong nguồn nước đầu vào.
  • Kết hợp với bộ lọc thô, nguồn nước đi qua lõi này là nguồn nước thực sự tinh khiết, có thể sử dụng trực tiếp như nước đóng chai.

Màng RO có mắt lưới với kích thước từ 0.1 đến 0.5 nanomet

Màng RO có mắt lưới với kích thước từ 0.1 đến 0.5 nanomet

4. Nguyên lý hoạt động của màng lọc RO/lõi lọc nước công nghiệp

RO - Reverse Osmosis, nghĩa là sự thẩm thấu ngược. Có nghĩa là hoạt động của màng lọc này sẽ ngược lại hoàn toàn với cơ chế thẩm thấu thông thường.

Vì thế, nguyên lý hoạt động của màng lọc nước RO là: Dòng nước đi vào màng lọc từ bơm sẽ có áp lực rất lớn theo đó, nước chảy theo hướng xoắn ốc đi qua bề mặt của màng lọc, văng xuống các tầng dưới và tập trung lại tại ống dẫn nước trung tâm. Nhờ có lớp thẩm thấu được gắn ở giữa tâm lọc, nước sẽ chảy đều trên màng lọc. Sau quá trình tạo ra nguồn nước sạch, các chất bẩn được giữ lại và đẩy ra bên ngoài theo dòng nước.

Màng lọc RO

RO - Reverse Osmosis, nghĩa là sự thẩm thấu ngược

5. Những lưu ý trong quá trình sử dụng màng RO máy lọc nước:

Màng lọc RO có mắt lọc rất nhỏ nên một số thiết bị có sử dụng công nghệ này tồn tại một số nhược điểm như sau: tốn chi phí điện nước, thời gian lọc khá dài, tuổi thọ của màng lọc còn thấp, nguồn nước sạch sinh ra không có khoáng. Để những vấn đề này được hạn chế, bạn cần lưu ý những vấn đề như sau:

  • Thay lõi lọc theo định kỳ: Các máy lọc nước RO thường bố trí cọc lọc số 1 trong suốt để bạn có thể nhận biết khi nào nên thay thế lõi lọc. Thông thường sẽ thay sau khi lọc 90 lít nước hoặc khoảng 2 năm.
  • Sử dụng màng lọc thế hệ mới: Các loại màng lọc nước RO thế hệ mới có xu hướng tiết kiệm điện năng, giảm bớt lượng nước thải và tăng tuổi thọ của màng lọc. Tuy nhiên, bạn vẫn nên áp dụng các mẹo tiết kiệm điện để không cần lăn tăn các khoản chi phí cuối tháng.
  • Dùng thêm các lõi tạo khoáng: Các loại máy lọc nước có sử dụng công nghệ lọc RO thường được bổ sung thêm các lõi có chức năng thêm khoáng để mang lại nguồn nước đảm bảo tốt cho cơ thể.
  • Vệ sinh màng lọc RO: Để vệ sinh màng lọc RO hiệu quả, bên cạnh van xả tự động của thiết bị này, người dùng có thể sử dụng van xả tay để vệ sinh màng lọc nước RO theo định kỳ. Khi đó, lượng cặn bẩn tích tụ trong quá trình lọc trên bề mặt màng lọc sẽ bị cuốn trôi, nhờ đó kéo dài tuổi thọ của màng lọc.

Màng ro máy lọc nước

Thông thường lõi lọc sẽ thay sau khi lọc 90 lít nước hoặc khoảng 2 năm

6. Kết luận:

Với những chia sẻ trên đây của chúng tôi, hy vọng các bạn đã hiểu hơn về màng lọc RO: Màng lọc nước RO là gì? Cấu tạo, chức năng và nguyên lý của màng lọc này là gì? Những lưu ý trong quá trình sử dụng màng lọc. Và để biết chi tiết hơn về sản phẩm này, như: Cách lắp đặt, giá cả sản phẩm, kinh nghiệm lựa chọn màng lọc nước chất lượng... xin vui lòng liên hệ tới Thiết bị lọc miền Nam qua hotline: 0938 141 584 để nhận được tư vấn minh bạch, kỹ càng và miễn phí.