Lưới in lụa là gì? Cần lưu ý gì khi chọn mua lưới in lụa

05/08/2024
Lưới in lụa là gì? Cần lưu ý gì khi chọn mua lưới in lụa

In lụa là gì? Lưới in lụa là gì? Cần lưu ý gì khi chọn mua lưới in lụa? Thảm khảo thông tin dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời.

In lụa là gì? 

In lụa còn được gọi là in lưới, là một trong những kỹ thuật in ấn lâu đời vẫn còn phổ biến ngày nay. Tên gọi in lụa bắt nguồn từ bản lưới của khuôn in được làm bằng tơ lụa. Sở dĩ sử dụng vải lụa để làm lưới khung in vì nó cực kỳ mịn, hạn chế tình trạng mẫu thiết kế không đồng đều. 

In lụa còn được gọi là in lưới, là một trong những kỹ thuật in ấn lâu đời vẫn còn phổ biến ngày nay

In lụa còn được gọi là in lưới, là một trong những kỹ thuật in ấn lâu đời vẫn còn phổ biến ngày nay

Tuy nhiên, vải lụa không hấp thụ màu tốt làm cho các thiết kế không lên đúng màu, nhạt màu. Mặc dù có khả năng chống bẩn cực tốt, lụa cũng đắt tiền và thường bị xuống cấp theo thời gian. Cho tới ngày nay bản lưới khuôn in được thay thế bằng nhiều loại chất liệu khác nhau: vải bông, vải sợi tổng hợp, vải cotton, lưới kim loại,... nên có tên gọi mới là in lưới. 

Bản lưới khuôn in được thay thế bằng nhiều loại chất liệu khác nhau nên có tên gọi mới là in lưới

Bản lưới khuôn in được thay thế bằng nhiều loại chất liệu khác nhau nên có tên gọi mới là in lưới

Kỹ thuật in lụa, in lưới được dùng để in rất nhiều loại sản phẩm như: in thiệp cưới, in áo, in tranh, in túi vải… Mực được cho vào lòng khung in làm bằng gỗ; hoặc hợp kim nhôm được gạt qua bằng một lưỡi dao cao su dưới áp lực của dao gạt, chỉ một phần mực in được thấm qua lưới in (một phần lưới in đã được bịt kín bởi các hóa chất chuyên dùng để tạo hình in) và in lên vật liệu in đã chuẩn bị trước đó tạo thành hình. 

Quá trình in lưới, in lụa trên sản phẩm

Quá trình in lưới, in lụa trên sản phẩm

Lưới in lụa là gì?

Lưới in lụa dùng để căng lên trên bề mặt của khung in, từ đó tạo thành lớp mặt của bảng in. Tất cả các thao tác in ấn sau đó đều được thực hiện thông qua lớp lưới in lụa này. Hiện nay, lưới in lụa được chia làm hai loại chính là lưới in màu trắng và lưới in màu vàng. Trong đó, lưới in màu trắng là loại lưới in có giá thành rẻ hơn nên được sử dụng phổ biến hơn cả. Ngược lại, lưới in màu vàng mặc dù có giá thành nhỉnh hơn song lại cho chất lượng chụp bản đẹp hơn, không bị khúc xạ ánh sáng. Do đó nếu cần in ấn các sản phẩm đòi hỏi độ sắc nét cao thì nên sử dụng lưới in vàng. Với các sản phẩm không quá yêu cầu về sự sắc nét thì nên chọn lưới in trắng.

Hiện nay, lưới in lụa được chia làm hai loại chính là lưới in màu trắng và lưới in màu vàng

Hiện nay, lưới in lụa được chia làm hai loại chính là lưới in màu trắng và lưới in màu vàng

Kỹ thuật in lụa không chỉ được sử dụng để in trên quần áo mà còn được sử dụng để in trên nhiều chất liệu khác, bao gồm decal, mặt đồng hồ và đồng hồ đeo tay, bóng bay và nhiều sản phẩm khác. Các ứng dụng nâng cao bao gồm đặt các dây dẫn và điện trở trong mạch nhiều lớp bằng cách sử dụng các lớp gốm mỏng làm chất nền. Theo truyền thống, lụa được sử dụng trong quá trình in lưới. Hiện nay, sợi tổng hợp được sử dụng phổ biến, tiêu biểu như polyester, nylon và lưới inox. 

Các loại lưới in lụa phổ biến hiện nay: lưới in lụa sợi nylon, lưới in lụa sợi inox, lưới in lụa sợi polyester

Các loại lưới in lụa phổ biến hiện nay: lưới in lụa sợi nylon, lưới in lụa sợi inox, lưới in lụa sợi polyester

Lưới in lụa sợi nylon: được đan từ sợi nhân tạo, nhựa polyamide.Lưới in lụa sợi nylon có độ bền cao, chống mài mòn, chống hóa chất, chống nước và linh hoạt. Nhược điểm là độ co giãn lớn. Độ căng của loại lưới này sẽ giảm sau một khoảng thời gian sử dụng. Do đó, sợi nylon không phù hợp để in ấn đòi hỏi độ chính xác cao về kích thước.

Lưới in lụa sợi inox:có khả năng chống mài mòn, độ bền cao và độ co giãn thấp. Hiệu suất cơ học, hiệu suất hóa học và độ chính xác cực kỳ ổn định. Tuy nhiên lưới inox không thể khôi phục lại hình dạng sau khi kéo căng và có giá thành cao. Lưới in lưới thép không gỉ phù hợp cho nhu cầu in độ chính xác cao và in vi mạch.

Lưới in lụa sợi polyester: bền trong nhiều dung môi, chịu nhiệt độ cao, chống nước, chống hóa chất. Lưới in lụa polyester ít bị giãn sợi, chịu được áp lực lớn nhưng dễ bị mài mòn hơn sợi nylon vì vậy lưới in lụa polyester thường được dùng để in các mẫu có yêu cầu cao về chi tiết và độ chính xác.

Lưu ý khi chọn mua lưới in lụa

Độ mịn lưới

Độ mịn của lưới in lụa được xác định bằng mật độ sợi dọc trên 1cm và mật độ mắt lưới trên 1 cm2. Hai chỉ số này lần lượt được kí hiệu là T và N. Các chỉ số càng cao thì lưới càng mịn và ngược lại.

Ví dụ: T40 và N40 có nghĩa là: 40 sợi/cm và 1600 mắt lưới/cm2.

Lưới thô là lưới có mật độ sợi và mật độ mắt lưới ít, kích thước mắt lưới và sợi lưới lớn. Lưới mịn là lưới có mật độ sợi và mật độ mắt lưới lớn, kích thước mắt lưới bé. Ở các lưới mịn, khi đưa lên ánh sáng sẽ thấy nhiều màu sắc do có hiện tượng giao thoa ánh sáng. Thông số lưới sẽ khác nhau tùy thuộc vào các chi tiết và loại vật liệu in khác nhau, cũng như mật độ các chi tiết cần in quyết định mật độ lưới. Mẹo nhỏ là lưới mịn dành cho các chi tiết in nhỏ nhắn, tinh tế; còn muốn in trên thuỷ tinh, kim loại, nhựa… mà cần các chi tiết hoa văn to và thô thì nên dùng loại lưới có mắt to. Lưới để in trên giấy phải mịn hơn in trên vải.

Lưới in sử dụng 2 hệ đo lường chính: một là của Anh (cm), 2 là của Mỹ. Vì vậy trên lưới in thường sẽ có 2 thông số được quy chiếu theo 2 hệ này. 

Ví dụ: Lưới có thông số 120T - 300 mesh có nghĩa là: lưới có 120 mắt lưới/cm tương ứng với 300 lỗ trên 1 inch chiều dài.

Lưới in lụa polyester 120T/300 mesh

Lưới in lụa polyester 120T/300 mesh

Tiêu chuẩn sợi lưới

Tiêu chuẩn chung dành cho tất cả các loại sợi dệt thành lưới in lụa:

  • Đường kính sợi phải nhỏ hơn chiều rộng mắt lưới từ 1.5 đến 2 lần.
  • Không được có các lỗi dệt như xước sợi, chập hoặc nối sợi lại với nhau.
  • Các sợi nằm dọc phải song song với nhau và vuông góc với các sợi nằm ngang.
  • Sợi lưới phải có độ thoáng hợp lý với tiết diện tròn để mực xuyên qua dễ dàng.
  • Đủ độ mềm dẻo và đàn hồi.
  • Để không bị bám mực và dễ tẩy rửa các dung dịch hoá chất, lưới cần trơ và nhẵn.
  • Các sợi ngang và dọc cần được đan lại một cách chắc chắn, không bị lệch khi trải căng lên khung. Lưới in lụa dù được dệt từ bất kỳ loại sợi nào cũng phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật sau đây:
  • Lưới in lụa cần đan sao cho sợi ngang và dọc định vị chắc chắn với nhau, không bị xô lệch khi đan và khi căng lên khung đặc biệt là lúc gạt dao trên mặt lưới.

Màu của lưới in lụa

Đa số mọi người đều sử dụng lưới lụa màu trắng, nếu muốn chọn loại tốt hơn thì chọn lụa mùa vàng. Tuy nhiên, Quý khách hàng cũng cần lưu ý rằng, hiện nay lưới in lụa màu vàng chưa thể phù hợp với tất cả các đèn chụp. Trong đó lưới in màu vàng sẽ rất khó để chụp bằng đèn neon; nếu chụp bằng đèn UV cũng cần nhiều thời gian hơn. So sánh về thời gian chụp bản giữa hai loại lưới in lụa thì lưới in lụa vàng thường nhiều gấp đôi hoặc gấp rưỡi so với lưới in lụa màu trắng

Thời gian chụp bản trên lưới in lụa màu vàng dài gấp đôi lưới in lụa màu trắng

Thời gian chụp bản trên lưới in lụa màu vàng dài gấp đôi lưới in lụa màu trắng

Giá cả, xuất xứ, tính phù hợp

  • Chất lượng, giá cả: Chất lượng tốt thì giá cao, vì vậy nên cân nhắc chi phí và nhu cầu sử dụng để có lựa chọn phù hợp.
  • Xuất sứ: Nên chọn lụa Đài Loan, Thụy Sĩ, Nhật Bản,...
  • Dựa theo mực in: Tùy vào loại mực mà có lựa chọn mắt lưới dày hay thưa.

Cách đọc thông số trên lưới in lụa

Thông số trên lưới in lụa được ghi theo nguyên tắc là: Hãng cung cấp/Chất liệu sợi – mật độ sợi – đường kính sợi – khổ. Ví dụ, nếu một cuộn lưới in lụa được ghi là IST 50T/55 160cm thì các thông số sẽ được hiểu là lụa hãng IST, mật độ 50 sợi/cm, đường kính sợi là 55 micron và khổ vải là 160cm. Nếu cuộn lưới nào có thêm chữ “YE” ở đầu thì đó là lưới in lụa màu vàng. 

Các thông số cơ bản trên lưới in lụa

Các thông số cơ bản trên lưới in lụa

Cách chọn mua lưới in lụa theo từng sản phẩm in

In trên giấy, bao bì

Lưới in lụa dùng cho in bao bì PVC, PE cần số lượng Mắt lưới ít hơn để mực in dày hơn và phủ tốt hơn trên bề mặt xốp, người ta thường sử dụng lưới in từ 120T đến 180T để in trên những chất liệu này. Còn in trên giấy, thường là những dòng chữ nhỏ cần độ sắc nét và chính xác cao, người ta dùng lưới in lụa từ 180T đến 200T hoặc T90 - T120 cho những chi tiết lớn nhưng cần độ tinh xảo.

Sử dụng kỹ thuật in lụa tạo bản mẫu trên túi giấy, túi nylon

Sử dụng kỹ thuật in lụa tạo bản mẫu trên túi giấy, túi nylon

In trên vải, quần áo, túi xách bằng vải thiên nhiên/tổng hợp

Lưới in dùng cho lĩnh vực in lên vải vóc như quần áo, túi vải, người ta thường dùng lụa từ 47T đến 55T. Cá biệt có những trường hợp in kim tuyến ở dạng hạt thô, nên sử dụng lưới mắt thưa đủ để lọt được hạt kim tuyến xuống, mà cụ thể lụa ở đây người ta thường dùng là lụa 16T đến 20T.

Khi in các loại vải hay các sản phẩm dệt nên chọn lưới thô loại trung bình từ 30T đến 50T. Cụ thể, khi in khăn tắm, khăn bông, khăn rửa mặt, túi vải không dệt nên lưới từ40T đến 50T. Khi in các loại vải thô lưới in lụa nên chọn từ T50 đến T100.

In lụa trên áo thun, túi tote

In lụa trên áo thun, túi tote

In trên thủy tinh, sành sứ, tráng men

Bản in sẽ không được in trực tiếp lên bề đối với những sản phẩm có chất liệu là đất nung, sành sứ, thủy tinh. Thay vào đó, người ta dùng lưới tơ tằm có N84 đến N100 để in mẫu lên giấy nến rồi chuyển mẫu lên sản phẩm.

Trong thực tế sản xuất tùy thuộc vào loại lưới in và kỹ thuật phối chế mực in lụa người ta có thể sử dụng lưới in một cách linh hoạt. Nói chung việc chọn lưới in cũng phụ thuộc nhiều yếu tố nên quyết định chủ yếu dựa vào kinh nghiệm thực tế.

Lưới in lụa tại Thiết Bị Lọc Miền Nam

Tại Thiết Bị Lọc Miền Nam, chúng tôi đã nhập khẩu và thương mại lưới in cho thị trường Việt Nam gần 10 năm qua. Chúng tôi cung cấp đa dạng các kích thước, từ thô đến mịn với 2 mẫu màu vàng và trắng. Tất cả các lô nhập kho đều kèm chứng CO/CQ đầy đủ. Dưới đây là một số mẫu lưới in tại kho Thiết Bị Lọc Miền Nam.

Thông số lưới in*

Thông số mesh tương ứng

NMO 12T/180μm 165cm

30 mesh

NMO 16T/140μm  165cm

40 mesh

NMO 24T/140μm  165cm

60 mesh

NMO 28T/120μm  165cm

70 mesh

NMO 32T/120μm  165cm

80 mesh

NMO 39T/64μm  165cm

100 mesh

NMO 47T/64μm  165cm

120 mesh

NMO 59T/55μm  165cm

150 mesh

NMO 120T/34μm  165cm

300 mesh

*Quy tắc đọc thông số: Chất liệu sợi - số sợi/cm - đường kính sợi - khổ lưới

Bảng trên chỉ là một số loại lưới in tiêu biểu và phổ biến nhất do Công ty chúng tôi thương mại. Với 2 kho hàng rộng lớn, chúng tôi có thể đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, từ cơ bản đến cá biệt. Tất cả các sản phẩm lưới đều được sản xuất dưới dạng cuộn với chiều dài là 50m. Đối với đơn hàng lẻ, chúng tôi thương mại từ 1m trở lên. Màu vàng sẽ có giá nhỉnh hơn màu trắng. Đặc biệt, chúng tôi luôn đi kèm CO/CQ cho tất cả các đơn hàng.

Công ty TNHH CN Thiết Bị Lọc Miền Nam chuyên cung cấp lưới in lụa, lưới lụa ngành in

Công ty TNHH CN Thiết Bị Lọc Miền Nam chuyên cung cấp lưới in lụa, lưới lụa ngành in 

Để nhận tư vấn, báo giá đầy đủ, vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây.

Hotline: 0938.141.584 

Mail: miennamtec@gmail.com